Tiếng Việt - Tiếng Anh
Đăng nhập  |  Đăng ký
Tin tức

Nguyên liệu ngành giấy chạy qua chế biến gỗ


Cây keo lai là nguyên liệu cho các nhà máy giấy nhưng lại  được chuyển sang các nhà máy chế biến gỗ, bỏ mặc ngành giấy thiếu nguyên liệu phải nhập khẩu bột giấy với giá cao.

Keo lai 7 năm tuổi đang có giá.                                           

Cách TP.HCM  hơn 100km, thuộc địa phận xã Tân Hiệp (Bình Long, Bình Phước), có một doanh nghiệp đang “sở hữu” một diện tích rừng cây keo lai lên tới 6.000ha nằm trên địa phận của Lâm trường Minh Đức (nay là BQL rừng phòng hộ). Đó là Công ty TNHH Lâm Hải                                    

                                                          null

                                                                           Đất rừng sản xuất chuẩn bị trồng cao su

Rừng keo lai nói trên do  Công ty in bao bì Liskin chuyển nhượng lại cho Công ty TNHH Lâm Hải (TP.HCM) với giá 1 triệu đô la vào năm 1997. Ông Dương Văn Hải, Giám đốc Công ty Lâm Hải tiết lộ, cây keo lai 5 năm tuổi nếu bán cho nhà máy giấy với giá như hiện nay là 690.000 đồng/ster (1 ster tương đương với 1,5 m3), sau khi trừ chi phí, lãi 23-25 triệu đồng/ha. Thế nhưng chia đều lãi trong 5 năm, tiền lãi cho mỗi ha chỉ có 5-10 triệu đồng/ha cũng không bõ bèn gì... 

Vì vậy, xu hướng của người trồng nguyên liệu giấy là giữ lại cây keo lai thêm 2 năm nữa (tức 7 năm tuổi). Lúc đó cây keo lai có đường kính và trữ lượng lớn hơn để bán cho các nhà máy chế biến gỗ với giá trị thương phẩm cao hơn từ 1-2 lần so với bán cho nhà máy giấy. Thành thử, cây keo lai trước đây là cây nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất bột giấy, thì nay lại trở thành nguyên liệu “đầu vào” đắt giá cho ngành chế biến gỗ.

 

Bán cho nhà máy gỗ, chê nhà máy giấy!

Ông Trần Văn Đá, Tổng giám đốc Công ty cổ phần chế biến gỗ Thuận An (Bình Dương) chuyên chế biến, sản xuất các loại đồ gỗ trang trí nội thất mà nguyên liệu chính lấy từ cây keo lai cho biết, đầu năm 2007, giá 1 m3 gỗ tròn keo lai có đường kính 18cm trở lên là 1,35 triệu đồng. Sang đầu năm 2008, đã là  1,5 triệu đồng/m3.

Đến nay, giá keo lai lại tăng lên 1,85 triệu đồng/m3. Giá keo lai tăng cao nhưng cũng rất khó mua do có nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ cạnh tranh. Còn các nhà máy giấy rất khó nhảy vào tranh mua vì ngành giấy thường mua giá thấp do làm giấy không phân biệt cây thẳng, cây đứng, cây tốt cây xấu!
Cũng theo ông Đá, mỗi năm, Công ty chế biến gỗ Thuận An  tiêu thụ hàng chục ngàn mét khối gỗ keo lai được thu mua từ nhiều nơi như Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước... Số gỗ này đưa vào chế biến các sản phẩm gỗ nội thất để xuất khẩu. 

Theo Công ty TNHH Lâm Hải, dù tiêu chí hoạt động ban đầu của doanh nghiệp là trồng rừng kinh tế bằng cây nguyên liệu giấy với bạch đàn 

                                                                                                               

                                                   null

                                                                                       Một góc rừng keo lai

và keo lai, mỗi năm thu sản lượng từ 10-15 ngàn mét khối gỗ nhưng rồi cũng để lại hết 80% dùng cho công nghiệp chế biến gỗ. Phần còn lại các “phụ phẩm” như cành nhánh, cây nhỏ cong, xấu xí mới đem bán cho nhà máy giấy.

Một điều nghịch lý khác, trong khi các nhà máy giấy “than trời” vì thiếu nguyên liệu nhưng vẫn thu mua gỗ keo lai với giá ổn định, khoảng 690.000 đ/ster hay 700.000 đ/tấn cây nguyên liệu (tương đương 40USD). Thế nhưng sau khi mua gỗ về, có đơn vị lại đem băm dăm rồi mang xuất khẩu thô và bán với giá 120-140 USD/tấn. Rõ ràng họ làm như vậy có lợi hơn rất nhiều so với việc đem sản xuất bột giấy nội địa. Các đơn vị đang “băm dăm” gỗ keo lai để xuất thô ào ạt  có Tổng công ty Thương mại, Công ty Vitaico...

Cây cao su giành đất cây keo lai

Ông Nguyễn Chiến, chủ DNTN Nguyễn Hy (Phú Giáo, Bình Dương) thuê 200ha đất của Lâm trường Phước Bình trồng cây keo lai từ năm 2003-2004, đến nay sau một chu kỳ 5 năm khai thác cho nhà máy giấy, thay vì tái canh trở lại để làm nguyên liệu giấy thì từ tháng 6/2008, ông Chiến đem trồng hết cho cây cao su. 
 Lý giải việc này, ông nói: “Trồng cây nguyên liệu giấy bán cho nhà máy thu nhập tổng cộng 25 triệu đồng/ha, trong đó chi phí đầu tư cho cả chu kỳ cũng xấp xỉ 20 triệu đồng. Thế nhưng, nếu đem trồng cao su sau 6 năm đưa vào khai thác thì cứ mỗi năm sau đó đã có thu nhập 35 triệu đồng/ha”.

Điều này cũng có nghĩa bắt đầu từ năm thứ 6 trở đi, cứ thu nhập của cây cao su trong một năm thì bằng cả một chu kỳ 5 năm trồng cây keo lai (!!!).

Hiện nay, chưa ai thống kê được số lượng diện tích trồng cây nguyên liệu giấy keo lai ở vùng Đông Nam Bộ đã bị chặt bỏ để đưa vào trồng cây cao su, nhưng cứ đà giá mủ cao su tăng lên vùn vụt từ 30-56 triệu đồng/tấn thì không chặt keo lai để trồng cao su mới là... chuyện lạ!

Thậm chí, ngay cả nơi được qui hoạch chuyển từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất với diện tích lên đến 2.950ha như ở Lâm trường Sông Dinh, tỉnh Bình Thuận thay vì trồng bạch đàn, keo lai, các loại cây gỗ lớn thì nay người ta cũng đưa trồng tất tần tật cây cao su.

Như vậy, cùng với việc nguyên liệu giấy khan hiếm, chi phí nhập khẩu bột giấy ngày một cao thì việc trồng rừng nguyên liệu bằng cây keo lai đang đứng trước nhiều thách thức... Nếu giá giấy trong thời gian tới sẽ còn “leo thang” nữa cũng là điều dễ hiểu.

Ông Trần Đức Thịnh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Giấy Tân Mai cho biết: “Chính vì không chủ động được nguồn nguyên liệu nên chúng tôi hiện vẫn phải nhập khẩu đến 70% nguyên liệu bột giấy. Chúng tôi cũng đã hướng đến việc mở rộng vùng nguyên liệu ở một số tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên, với lãi suất ngân hàng lên tới 21% như hiện nay thì việc vay vốn để trồng rừng nguyên liệu quả là khó khả thi".

(Tham khảo website:www.tin247.com)


Trang chủ  -  Giới thiệu  -  Sản phẩm  -  Tin tức  -  Dịch vụ  -  Liên Hệ  -  Khuyến mãi    

in lịch tết công ty in lịch tếtin bao li xiin sổ tay

Bản quyền thuộc về Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại TAM HỮU. Thiết kế web bởi Ngọn Hải Đăng
 

Văn phòng: 93 Nguyễn Tri Phương, Phường 7, Quận 5, TP.HCM
Điện thoại: (84.8) 3 9 507 751 / 2     -    Fax: (84.8) 3 8 565 458

wechat: 0938866193

    

Phân xưởng: 1093 Tạ Quang Bửu, Phường 6, Quận 8, TP.HCM
Điện thoại: (84.8) 3 9 812 801 / 2     -    Fax: (84.8) 3 9 812 788

Website: sanhupaper.com.vn   - Email: ctytamhuu@gmail.com- sanhu328@gmail.com   Website: sanhupaper.com.vn     -     Email: xuongctytamhuu@gmail.com